Bollinger bands là gì?

FOREX TRADING 3 năm trước 63 lượt xem
MENU NỘI DUNG CHÍNH

    Bạn là một trader chuyên nghiệp, bạn luôn có một kế hoạch cụ thể khi bắt đầu giao dịch, bạn tin vào những chỉ báo kỹ thuật hơn là những phán đoán dựa theo cảm xúc. Nếu bạn là một trader như vậy thì chắc chắn bạn đã quen mặt với một chỉ báo có tên là bollinger bands.
    Vậy chỉ báo bollinger bands là gì? Hoạt động của chỉ báo ra sao, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về loại chỉ báo này nhé!

    Bollinger bands là gì?

    Bollinger Bands được phát triển bởi người sáng chế tên John Bollinger vào năm 1983, đây không phải là một công cụ đo lường sự biến động giá duy nhất nhưng đây là một công cụ hữu ích để phân tích biến động giá của thị trường. Chỉ báo này hoạt động có phần tốt hơn các công cụ khác như đường trung bình, RSI, các mô hình sóng, chênh lệch giá,...

    Hệ thống đo lường của chỉ báo này dựa trên sự biến động giá trên thị trường. Hệ thống này chia thành ba phần cơ bản: 

    • Dải trên  (Upper Band)
    • Dải dưới (Lower Band)
    • Dải giữa (Moving Average)

    Bollinger-bands-la-gi

    Trong đó dải giữa phụ thuộc vào đường trung bình động trên biểu đồ được mặc định sử dụng 20 phiên, SMA (20). Dải trên và dải dưới phụ thuộc vào độ lệch chuẩn giá giữa và đường trung bình. Độ lệch chuẩn dựa vào phép đo toán học, việc các con số lệch bao nhiêu trong nhóm so với mức trung bình của nhóm số đó. Và các con số ở đây chính là giá cả.

    Hoạt động của Bollinger Bands là gì?

    Khi xu hướng giá hẹp đi theo hướng của dải trên hoặc dải dưới thì đây được xem là một xu hướng mạnh. Các nhà giao dịch sẽ chú ý đến giá đang có xu hướng di chuyển đến gần dải trên hoặc dải dưới, khi xu hướng giá gần dải trên thì được là "quá mua" có triển vọng bán tốt. Hoặc khi xu hướng giá gần dải dưới thì được xem "quá bán" điều này cũng thể hiện có triển vọng mua tốt.

    Chú ý:

    Khoảng 90% biến động giá sẽ xảy ra ở dải trên và dải dưới. Khi biến động giá vượt lên dải trên hoặc dưới đều xảy ra sự kiện lớn. Sự bứt phá này không phải là một tín hiệu giao dịch, đừng lầm tưởng rằng việc xu hướng giá chạm hoặc vượt qua dải trên giải dưới là một tín hiệu tốt để mua hoặc bán. Sự biến động này không có nghĩa là nó cung cấp cho bạn manh mối tốt cho sự di chuyển giá trong tương lai.

    Bollinger-Bands

    Dải bollinger bands siết chặt khi khoảng cách giữa dải trên và dải dưới với đường SMA bị thu hẹp. Việc siết chặt này thể hiện cổ phiếu đang trong giai đoạn biến động thấp. Điều này không thể hiện giá sẽ biến động trong tương lai và xuất hiện các cơ hội giao dịch. 

    Những thông tin cần biết về boliinger bands

    • Bollinger bands không phải là công cụ chỉ báo độc lập
    • Hoạt động của bollinger bands hoạt động cơ bản tương tự như quy luật cung cầu
    • Bollinger bands có trọng số dự liệu cũ và liệu mới ngang nhau
    • Dải bollinger bands bó hẹp khi dải bollinger bands mở rộng và thị trường biến động và đi theo một hướng, hoặc thu hẹp như nút thắt cổ chai và độ biến động thị trường thấp
    • Khi biến động giá lên cao, biểu thị giá mua rất đắt đỏ thì sẽ được gọi là vùng quá mua (over bought)
    • Khi giá của sản phẩm đi xuống, các nhà giao dịch sẽ cho rằng đây là giá quá rẻ để bán nên sẽ được gọi là vùng quá bán (oversold)
    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    5/5

    0 đánh giá

    1
    0 đánh giá
    2
    0 đánh giá
    3
    0 đánh giá
    4
    0 đánh giá
    5
    0 đánh giá
    Chọn đánh giá của bạn
      0978.192.295
      Tắt [X]